đầu đội nón sắt, lưng cõng mẹ già di tản theo đơn vị. Có thể nói đây là một trong những hình ảnh bi hùng nhất
của những ngày tàn cuộc chiến, và nó cũng cho thấy sự khác biệt giữa con người Quốc gia và con người Cộng sản. Trong khi người Cộng sản sẵn sàng đem cha mẹ ra đấu tố, và dạy dỗ trẻ con rình rập báo cáo hành vi của cha mẹ, thì ngược lại, người lính Quốc gia không ngại gian nguy và khó khăn, cõng mẹ đi lánh nạn với đơn vị mình. Lúc đó chính phủ VNCH vẫn còn tồn tại, và quân đội VNCH vẫn chưa tan hàng; người lính chiến đó không thể làm điều này nếu không có sự cảm thông của các cấp chỉ huy đơn vị. Đẹp thay tấm lòng của người lính miền Nam.
Không biết sau cơn hồng thủy số phận của hai mẹ con người lính chiến ra sao . Phần cuối của câu chuyện được dựng lên dựa trên kết cuộc bi thảm của hàng ngàn đồng bào mình đã bỏ mạng trên đường chạy giặc.
Xin kính gởi đến mọi người bài thơ "Cõng mẹ" như một lời buồn tháng Tư .
Cõng mẹ
Huế,
Đà nẵng,
Phú yên,
Rồi Cao nguyên thất thủ.
Bom đạn thù tuôn đổ,
Tiếng súng nổ rung trời,
Chân chạy giặc rã rời,
Xác người rơi lả tả.
Vượt qua đèo Cả,
Xuôi ngả Nha Trang,
Người dân Nam từng lớp từng hàng,
Cố chạy trốn làn sóng tràn địa ngục.
Con lộ máu, hàng vạn người lúc nhúc,
Kẻ lết đi, kẻ ngã gục ven đường.
Tiếng đạn gào dìm tiếng khóc bi thương,
Mù mịt bãi chiến trường không ranh giới .
Những người lính miền Nam trong phút cuối,
Vẫn kiên trì mở lối dẫn dân đi,
Vẫn hiên ngang thép súng vững tay ghì,
Nén phẫn uất, lầm lì xuyên lửa đạn.
Người lính chiến trên bước đường di tản,
Cõng mẹ già lánh nạn, bóng lênh khênh,
Chân thấp cao trên sỏi đá gập ghềnh,
Vành nón lá nhịp nhàng va nón sắt.
Mừng vui lên ánh mắt,
Mẹ hiền buộc chặt trên lưng,
Dù mai đây có gục ngã nửa chừng,
Cũng cùng mẹ được vùi chung nấm mộ .
Lập loè mệnh số,
Đường dài trắc trở mấp mô,
Ngọt ngào nước đục lương khô,
An lòng bữa no bữa đói .
Đoàn quân âm thầm mở lối,
Diệt chốt, bắc cầu,
Khuya sớm dãi dầu,
Đương đầu gió bão .
Đạn dày như châu chấu,
Khói cuộn tựa mây đùn.
Trong tiếng rít lạnh lùng,
Đã thoáng nghe mùi máu .
Đạn tơi màu áo,
Trên xác thân gượng gạo mỏi mòn.
Viên đạn nào cho con,
Viên đạn nào cho mẹ?
Dòng máu từ tim mẹ,
Thấm ướt đẫm lưng con.
Dòng máu từ ngực con,
Nhuộm đỏ bàn tay mẹ.
Viên đạn này cho mẹ,
Viên đạn này cho con.
Nắng tàn lê lết,
Quét lên người những vệt tang thương,
Mẹ con nằm gục chết,
Như cỏ úa bên đường.
Người lính chiến, mắt dường còn mở hé,
Cánh tay quài giữ chặt mẹ sau lưng ,
Trên dung nhan lem luốc bụi núi rừng,
Nét mãn nguyện và đau thương lẫn lộn.
Khuôn mặt mẹ, cuối một đời lận đận,
Phớt hiện lên chút thanh thản an bình,
Vòng tay khô ôm trọn xác con mình,
Đành dang dở cuộc hành trình bi thảm.
Ánh trời chiều ảm đạm,
Vết thương sạm tím màu,
Rã rời từng giọt máu bầm nâu,
Lạc lõng cố tìm nhau trong cát bụi .
Dòng máu trẻ xưa xa rời nguồn cội,
Lang thang đi khắp nửa cõi u buồn,
Trong phút giây sum họp với cội nguồn,
Cùng máu mẹ trào tuôn trên đất lạ.
x
x x
Rồi từ đấy qua bao mùa nắng hạ,
Đường kinh hoàng, cây trổ lá đơm hoa,
Vết máu xưa, mưa nắng đã xóa nhoà,
Tìm đâu thấy dấu can qua ngày trước.
Ngựa xe lũ lượt,
Đêm ngày xuôi ngược đường xưa,
Khách qua lại hững hờ,
Mấy ai còn nhớ đến,
Những ngày tàn cuộc chiến,
Có người lính Cộng Hoà,
Trên lưng cõng mẹ già,
Dặm trường xa tránh loạn,
Dập vùi cơn kiếp nạn,
Đã bỏ mạng bên đường .
Trần Văn Lương
Cali, tháng tư 2002
No comments:
Post a Comment